Về cách trị thoái hóa đốt sống cổ: Kể cả khi chưa mắc bệnh cũng nên tham khảo sớm

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau mỏi cổ đang “tấn công” nhiều người, kể cả giới trẻ, làm giảm chất lượng sống. Hãy tham khảo phương pháp này của chuyên gia trước khi quá muộn.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang trở thành căn bệnh của “dân công sở thời hiện đại” vì số lượng người mắc ngày càng đông, ở những mức độ khác nhau. Một khi đã mắc bệnh thì rất khó điều trị nhanh, tốn công sức và tiền của, chất lượng sống giảm.

Có nhiều người hỏi, vậy liệu bệnh này có chữa được không khi nhiều người chữa khỏi một thời gian rồi lại tái đau?

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm sức khỏe Khang Khí Thần (Trung Quốc), muốn chữa bệnh hiệu quả, buộc phải dựa vào nhiều giải pháp kết hợp. Sau đây là lời khuyên chi tiết bạn nên tham khảo.

1. Giải pháp bấm huyệt, thả lỏng các cơ

– Hãy thả lỏng tất cả các kinh mạch trên cơ thể, mát – xa xoa bóp cơ thể đều đặn, đặc biệt là vùng cổ.
– Thả lỏng kinh bàng quang dọc 2 bên cơ thể.
– Thường xuyên bấm các huyệt Phong trì, Phong phủ, Dương lăng tuyền.
Huyệt phong trì

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyệt Phong phủ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyệt Dương lăng tuyền

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số thói quen làm “hỏng” xương cổ cần thay đổi hoặc điều chỉnh gấp như tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, đọc sách, xem điện thoại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Bài tập cần rèn luyện hàng ngày

Bài tập này rất đơn giản nhưng giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm đau, thoái hóa đốt sống cổ của người mắc bệnh nhanh chóng và ổn định, người khỏe cũng nên tập để phòng bệnh sớm.

Dùng từng tay xoa bóp xung quanh cổ cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn, da cổ nóng là dừng lại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quay đầu sang trái 90 độ, dừng khoảng 3 giây, sau đó đổi bên, quay sang phải dừng 3 giây. Thực hiện 8 lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cố gắng cúi đầu xuống mức thấp nhất, cằm chạm hướng ngực, giữ 3 giây. Ngửa ra sau hết mức, giữ 3 giây. Thực hiện 8 lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để tay gập buông nhẹ trên vai, úp lòng bàn tay xuống dưới, quay về phía trước 20-30 cái, quay ngược lại ra phía sau 20-30 lần

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tay trái để sau lưng, tay phải để trước ngực, bàn tay dựng đứng, đồng thời đầu quay sang bên phải, giữ nguyên ít giây trong khả năng, sau đó đổi bên tay và đầu. Làm như vậy 4-5 lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quay đầu theo hướng vòng tròn 360 độ từ theo hướng kim đồng hồ, rồi đổi chiều. Thực hiện mỗi chiều 5 vòng. Làm chậm, có thể nhắm mắt để không bị chóng mặt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hai bàn tay đan chéo, ôm chặt vùng cổ phía sau gáy rồi kéo đầu xuống với một lực mạnh trong khi đầu cố gắng ngửa ra sau tạo thành tư thế đầu/tay đối kháng. Thực hiện khoảng 5 lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giơ hai tay lên cao quá đầu, các ngón tay đan chéo, bàn tay hướng lên trên. Ngửa hết cỡ đầu, mắt nhìn bàn tay, giữ nguyên trong khoảng 5 giây.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mắt nhìn di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Sau đó nhắm mắt, xoa nóng bàn tay xong úp lên mắt một lát, sau đó mở mắt to hết cỡ, nhìn ra thật xa. Tốt nhất là nhìn vào những tán lá cây cổ thụ, nhìn vào màu xanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyệt hợp cốc nằm ở hõm xương giữa điểm kết nối giữa ngón trỏ và ngón cái. Dùng ngón tay cái này bấm huyệt cho tay kia và đổi bên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thường xuyên bấm huyệt này sẽ hỗ trợ điều trị bệnh đau răng, mỏi mắt, nhức đầu, đau cổ, sưng họng, đau bụng và các triệu chứng đau khác. Huyệt hợp cốc là một điểm quan trọng đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe của bạn.

LỜI KHUYÊN CHO BẠN:

Cách chọn gối

Nên có một chiếc gối có thể lõm xuống ở vùng đầu, độ cao 10 – 15cm. Nên đảm bảo cổ được chạm vào gối, được gối đỡ chắc chắn, không nên có khoảng trống ở vùng cổ khi ngủ quá lâu.

Người có thói quen nằm nghiêng nên chuẩn bị chiếc gối có chiều cao bằng với vai để đảm bảo đầu thẳng. Khi ngủ thì không nên vừa nằm vừa ngồi kiểu đọc sách dài, không được để tay lên quá trán khi ngủ.

Hạn chế vận động quá mức

Để phòng và chữa bệnh thì tốt nhất là không nên bắt cổ phải làm việc quá sức, giảm tải gánh nặng cho cổ một cách tối đa cho đến khi tình trạng được hồi phục.

Cẩn thận khi di chuyển

Khi cần đi lại nhiều, hoặc du lịch, phải ngồi nhiều trên tàu xe, bạn nên mang theo chiếc gối đỡ cổ để đảm bảo rằng cổ không bị “vặn vẹo” quá mức.

Một số thói quen làm “hỏng” xương cổ cần thay đổi hoặc điều chỉnh gấp như tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, đọc sách, xem điện thoại.

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời