10 mẹo giảm đau họng nhanh không cần dùng kháng sinh
Khi bạn bị đau họng thông thường mà vội vàng đi gặp bác sĩ hoặc dùng kháng sinh ngay là việc làm không cần thiết. Bởi vì chỉ có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bị đau họng là do nhiễm khuẩn, còn lại là do dị ứng thời tiết, khí hậu khô hoặc ẩm bất thường do các virut thông thường như virut cúm hoặc cảm lạnh. Do đó, khi bị đau họng, bạn có thể tự làm giảm cơn đau bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà và chỉ nên đi bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm. Dưới đây là những cách làm giảm đau họng bạn có thể áp dụng.
1. Phở gà
Nghe thật thú vị món ăn rất nổi tiếng Việt Nam này lại có tác dụng giảm ho đáng kể. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản được bố gần đây phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng, ngạt mũi do đờm đặc. Hãy thêm thật nhiều hành, đặc biệt là hành củ để giúp giải cảm, thông đờm nhé.
2. Súc miệng bằng nước muối
Thời tiết thay đổi, giao mùa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp, súc miệng nước muối rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng sát khuẩn. Nước muối giúp bạn giảm cơn đau cổ họng và chống nhiễm khuẩn.
Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong họng, ho khạc thường xuyên có dịch trắng, nhầy, nhất là thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Tuy nhiên phải có cách sử dụng nước muối sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao. Không nên sử dụng nước muối có nồng độ cao, không nên sử dụng trực tiếp hạt muối bởi nó có thể làm tổn thương niêm mạc họng. Pha loãng nước muối, một thìa muối với 250 ml nước ấm, sạch súc miệng 1 giờ 1 lần.
3. Sử dụng hành hoa
Hành hoa là gia vị đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt, chúng không đơn giản là làm tăng thêm hương vị của món ăn mà còn có có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Hành hoa có chứa tinh dầu có chứa sunfua và chất kháng sinh allin, acid malic, galantin và allinsufit; hạt chứa S-propenyllein sunfoxit tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, ho khan, ho có đờm.
Đặc tính của hành hoa có tính cay ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, giải độc, thông khí huyết. Sau đây là một số cách trị ho rất đơn giản, hiệu quả: Hành hoa sắc cùng với gừng tươi, dùng xông miệng và mũi, ngày duy trì 2 – 3 lần sẽ có tác dụng nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng loại si rô được ngâm từ hành và mật ong được để qua một đêm, có tác dụng tiêu đờm rất tốt Nếu bị ho nhiều, khản tiếng hãy giã nát hành và đắp lên cổ.
4. Trà gừng mật ong
Loại trà được pha chế từ gừng tươi và mật ong được xem như những loại thần dược giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau họng. Ở Ấn Độ người ta sử dụng loại trà thảo dược này như một loại thức uống lành mạnh hàng ngày.
Sử dụng gừng tươi cạo vỏ rửa sạch, xắt thành từng lát mỏng rồi hãm với nước sôi khoảng 20 phút thì cho vài muỗng mật ong vào và uống vào mỗi buổi sáng là phương pháp trị ho có đờm, ho khan, ho hen rất hiệu quả. Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 ly trà gừng mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng các loại bệnh cảm cúm thông thường rất tốt.
5. Quả mơ
Đây là một loại trái cây quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống, mơ ngâm đường không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mơ có vị chua, hơi chát, không độc, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày, chỉ khát, sinh tân dịch, chữa đau cổ và nhiều chứng bệnh khác nữa.
Có thể sử dụng nước mơ ngâm đường hoặc ô mai mơ cũng có tác dụng chữa ho tương tự như nhau
6. Tỏi
Tỏi là gia vị đã quá quen thuộc với căn bếp nhỏ, tỏi được biết đến như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tỏi là nguyên liệu trị ho đơn giản và cho kết quả nhanh chóng nhất, hãy chắc chắn rằng chúng luôn có trong căn bếp của bạn mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Allicin có trong tỏi giúp tiêu diệt vi rút và vi khuẩn, đào thải dịch đờm gây vướng họng. Cách đơn giản nhất là ngậm 1 nhánh tỏi tươi hoặc cắt lát để tinh chất tiết ra nhiều hơn, ngậm trong thời gian từ 5 – 10 phút. Nếu sợ mùi tỏi quá hăng, tanh hãy kết hợp với một số nguyên liệu sau đây sẽ cho kết quả tương tự.
Mật ong và tỏi hấp cách thủy trong vòng 15 phút, mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần. Hoặc bạn giã nát 3 – 4 nhánh tỏi cho vào cốc sữa nóng, hãm trong vòng 15 phút rồi lấy nước sữa uống. Một cách làm khá thông dụng là hãy ngâm tỏi với giấm trong vòng 30 ngày và ăn trong mỗi bữa ăn, cách làm này sẽ ngăn ngừa mầm mống gây bệnh cảm, ho cực kỳ hiệu quả.
7. Hoa ngọc lan
Hoa ngọc lan với mùi hương quyến rũ được trồng nhiều làm cây cảnh, cây trong vườn ở nước ta. Hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp…
Nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái, phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần. Nên tranh thủ mùa hoa vào tháng 5 – 8 để thu hoạch. Nếu bạn bị ho thông thường dùng hoa ngọc lan và mật ong hấp cách thủy, hấp khoảng 20 phút mang ra ăn. Chữa ho gà: hoa ngọc lan, hải triết bì, lá chanh sắc nước uống, một ngày uống 3 lần.
8. Quả trám
Quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc, dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu… và vitamin C, có tác dụng điều trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước…
Quả trám trị đau họng, sưng amidan, ho có đờm: loại bỏ hạt, nấu với nước, nấu 2 – 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ, lọc qua vải xô cô thành cao 2:1, thêm đường đủ ngọt, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn.
9. Cam thảo
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp, hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều lọai vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng cam thảo làm vị thuốc trị ho long đờm, đờm đặc, ngạt mũi, chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản…
Bạn có thể sử dụng từng lát cam thảo để hãm nước uống như trà hoặc sử dụng dưới dạng bột hòa nước uống mỗi ngày đều rất tốt.
10. Mướp đắng
Mướp đắng là một vị thuốc có tính lành, vị đắng, hơi hàn được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có bài thuốc trị ho và viêm họng từ mướp đắng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra mướp đắng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi được với các tác nhân bên ngoài vô cùng hiệu quả.
Dùng mướp đắng bổ làm đôi, rửa sạch nấu với nước, uống thay nước trong ngày. Nếu bạn bị chứng viêm họng do thời tiết giao mùa, hãy giã nát trái mướp đắng trà quanh cổ 15 phút, kết hợp ăn mướp đắng sống sẽ có tác dụng nhanh chóng.
Hãy hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, gây nóng cơ thể. Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên không những giúp bạn điều trị bệnh họ tốt, mà còn phòng ngừa bệnh lâu dài.