Top 10 căn bệnh gây ra tiêu chảy thường gặp nhất và cách phòng tránh
Tiêu chảy gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi đó cần có biện pháp điều trị kịp thời nếu không bệnh tiến triển lâu dài mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Qua bài viết sau đây, Top10meohay sẽ giới thiệu 10 bệnh gây tiêu chảy thường gặp nhất và cách phòng tránh.
1. Tiêu chảy do Salmonella non typhi
Salmonella non typhi là một trong những vi khuẩn thường gặp gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể gây thành dịch do nguồn nước hoặc thực phẩm bị nhiễm Salmonella.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm: đau quặn bụng, tiêu chảy, có thể có sốt, buồn nôn, nôn, phân có thể có máu. Trường hợp nặng có thể mất nước, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong.
Phòng bệnh: ăn chín, uống chín, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế ăn những loại thực phẩm lề đường, thức ăn đã ôi thiu, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
2. Bệnh lỵ trực trùng
Lỵ trực trùng là một trong những bệnh gây tiêu chảy thường gặp, nhất là vào mùa nóng. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Shigella, lây bệnh qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện thành dịch do nguồn nước hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: hội chứng lỵ đau quặn bụng, tiêu chảy, mót rặn, phân thường có kèm máu. Bệnh nhân có thể có sốt, buồn nôn, nôn.
Phòng bệnh: tương tự như phòng bệnh tiêu chảy do Salmonella: ăn chín, uống chín, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế ăn những loại thực phẩm lề đường, thức ăn đã ôi thiu, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
3. Bệnh lỵ amip
Bệnh lỵ amip là một bệnh nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica gây nên với bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng lỵ (đau quặn bụng, tiêu chảy, mót rặn) tương tự như bệnh lỵ trực trùng. Phân có thể có máu. Bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em > 5 tuổi. Diễn tiến của bệnh ít rầm rộ so với bệnh lỵ trực trùng.
Phòng bệnh: tương tự như phòng bệnh tiêu chảy do Salmonella: ăn chín, uống chín, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế ăn những loại thực phẩm lề đường, thức ăn đã ôi thiu, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
4. Tả
Tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn tả có tên là Vibrio Cholerae gây ra. Độc tố của vi khuẩn tả tiết ra gây tiêu chảy cấp và mất nước nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Đặc trưng của bệnh là: triệu chứng tiêu chảy ồ ạt, phân lỏng nhiều nước, màu trắng đục như nước vo gạo. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn.Người bệnh thường có vẻ mặt hốc hác, da khô do mất nước. Bệnh thường gây thành dịch ở các địa phương, nhất là vào mùa nóng.
Phòng bệnh: ăn chín, uống chín. Tuyệt đối không được ăn rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh,… tại vùng đang có dịch. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Xử lý chất thải đúng nơi quy định.
5. Thương hàn
Thương hàn là một bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: tiêu chảy, sốt cao liên tục có khi lên đến 40 độ C (sốt hình cao nguyên), mạch chậm (mạch nhiệt phân ly), vã mồ hôi, phát ban khắp cơ thể. Bệnh có thể gây ra những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm xương, nhiễm trùng huyết,…
Phòng bệnh: bệnh thương hàn có thể được phòng bằng cách tiêm hoặc uống vắc-xin. Thực hiện ăn chín, uống chín, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh. Xử lý tốt các chất thải của người và gia súc. Tích cực diệt ruồi, gián.
6. Hội chứng kém hấp thu
Hội chứng kém hấp thu là một tình trạng bệnh lý biểu hiện sự suy giảm một phần hoặc hoàn toàn chức năng hấp thu của hệ tiêu hóa, nhất là ở ruột non.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: gầy sút mặc dù ăn ngon miệng, tiêu chảy, bụng chướng hơi, huyết áp thấp, thiếu máu, chảy máu, yếu cơ, viêm dây thần kinh ngoại biên,…Bệnh thường gặp ở trẻ em.
Biện pháp khắc phục được khuyến cáo: chế độ ăn ít chất xơ, ít chất béo và sữa. Ăn nhiều thức ăn loãng, bổ sung vitamin, khoáng chất. Có thể sử dụng một số loại thảo dược để cải thiện triệu
7. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ lệ 5-20% dân số. Bệnh thường gặp ở nữ hơn so với nam.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón, mót rặn, bụng chướng hơi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Biện pháp khắc phục: ăn đúng giờ, hạn chế ăn muộn về đêm, uống nhiều nước, tránh các loại thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, xúc xích, ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn cay nóng. Tránh stress, ngủ đủ giấc, tập thư giãn,…
8. Tiêu chảy do Rotavirus
Tiêu chảy do Rotavirus là một trong những bệnh tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 01 lần trong đời bị nhiễm Rotavirus.
Triệu chứng của bệnh gồm: sốt, tiêu chảy, phân thường không có máu, có thể ói mửa. Trẻ thường có dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng như mắt trũng, môi khô, da nhăn, nếp véo da mất chậm.
Phòng bệnh: giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ăn chín, uống chín. Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn uống thực phẩm lề đường, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
9. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp ở các tập thể.
Triệu chứng chung của ngộ độc thực phẩm bao gồm: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, có thể có sốt. Biến chứng của ngộ độc thực phẩm gồm mất nước, rối loạn điện giải, sốc, nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh: chọn loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh kỹ thực phẩm, chế biến thức ăn kỹ càng, nấu chín, không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc cao, thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, thực phẩm đã hết hạn dùng.
10. Loét dạ dày tá tràng
Trong bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy do rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
Triệu chứng kèm theo gồm: đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đôi khi tiểu ra máu do biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Tỷ lệ bệnh nhân bị tiêu chảy do loét dạ dày tá tràng vào khoảng 20-25%.
Phòng bệnh: ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa; hạn chế căng thẳng tâm lý, stress; uống các loại thuốc kháng viêm phải có chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức về các bệnh gây tiêu chảy thường gặp và cách phòng những bệnh ấy