Những mẹo cực hay điều trị khi chẳng may bị RẾT cắn

Cách xử lý khi bị rết cắn nhanh chóng và hiệu quả sẽ giúp giữ mạng cho nạn nhân. Đôi khi trong nhà bạn xuất hiện con rết với hình thù đáng sợ. Khi chẳng may bị rết cắn, nếu không xử lý kịp thời có thể gây trúng độc và có đôi khi dẫn đến tử vong. Vậy khi bị rết cắn cần xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rết là một côn trùng độc hại, rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Một số trường hợp khi bị rết cắn

Trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây dị ứng da, sau đó hết liền.

Trường hợp 2: Sau khi bị rết cắn cơ thể nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ độc tính đã ngấm sâu vào cơ thể và tình trạng rất nguy cấp.

Triệu chứng ngộ độc khi bị rết cắn
Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt (một lần hay nhiều lần)

Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng như

Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.

Gây yếu cơ tại chỗ, Ngứa, Dị cảm, Phù, Nổi hạch, Có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.

Triệu chứng toàn thân:

Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Thở nhanh, ho, đau họng

Viêm hệ bạch huyết, hạch to

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,

Thời gian xuất hiện triệu chứng

Ngay sau khi bị cắn sưng đau sau đó giảm dần nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dung một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.

Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

Có nhiều loại thuốc để điều trị hiệu quả khi bị rết cắn. Người dân tộc Dao thường dùng 2 vị thuốc để bôi vào vết cắn, đó là: nước dãi của gà hoặc ốc (ốc trên cạn hay dưới nước đều dùng được).

Thực ra, gà vốn là tử thần của rết. Con gà có nhiều bí ẩn trong mối quan hệ với loài rết nói riêng, với vũ trụ và con người nói chung. Vai trò “sát thủ” quan trọng nhất của gà đối với con rết là nước dãi của nó. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Vì vậy nước dãi của gà đã trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm.

Cách dùng bài thuốc

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Nếu không có gà thì phải tìm loài ốc thay thế bởi giữa loài ốc và loài rết cũng có một mối liên quan bí ẩn.

Một số mẹo hay điều trị khi bị rết cắn

Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.

Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.

Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.

Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Ông cha ta thường nói: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Như vậy, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao… để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.

***

Muỗi sợ nhất thứ này, hãy đuổi nó ra khỏi nhà bạn ngay kẻo dịch Sốt xuất huyết tấn công gia đình bạn đấy!

Mùa hè và mùa mưa là những điều kiện thời tiết rất phù hợp và thuận lợi cho loài muỗi sinh sôi nảy nở.

Muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người rất nguy hiểm, gây khó chịu và bực bội cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Nó là mầm mống gây ra những bệnh như sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt với trẻ nhỏ.

Muỗi có khả năng lây truyền bênh
Muỗi có khả năng lây truyền bênh

Tiêu diệt muỗi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình, thay vì sử dụng thuốc xịt côn trùng độc hại, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ con cái của mình bằng những phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Dùng giấy bóng kiếng màu cam

Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng vì đơn giản
Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng vì đơn giản

Dùng giấy bóng kiếng màu cam để bọc hoặc đặt lên trên bóng đèn. Khi đèn sáng muỗi sẽ không dám lại gần khu vực có ánh đèn chiếu đến.

Nguyên nhân là muỗi rất sợ luồng ánh sáng màu cam. Bạn có thể dùng đèn màu cam đặt trong phòng ngủ để có hiệu quả tương tự. Đây là một mẹo nhỏ rất được các bà mẹ Trung Quốc yêu thích vì rất hiệu quả và đơn giản.

Đặt chậu cây bạc hà trong phòng

Muỗi rất ghét mùi cây bạc hà
Muỗi rất ghét mùi cây bạc hà

Muỗi và các loại côn trùng đều không thích mùi bạc hà. Chỉ cần đặt trong phòng ngủ 1 cây bạc hà nhỏ, đảm bảo sẽ không có côn trùng bay vào. Cây bạc hà còn có tác dụng đuổi chuột nên bạn có thể thử nếu lỡ trong nhà có chuột.

Đuổi muỗi bằng sả

Chỉ với ly nước với vài cây sả bạn đã đuổi được đám muối đáng ghét
Chỉ với ly nước với vài cây sả bạn đã đuổi được đám muối đáng ghét

Sả là loài cây cho tinh dầu thơm được dùng rất rộng rãi. Để giúp đuổi muỗi, rất nhiều gia đình đã trồng sả quanh nhà. Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, không thể tìm được bạn ở đâu để chích.

Nếu không có đất để trồng sả, bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ cây sả. Hoặc mua cây sả ở ngoài chợ về, sau đó cắm vào ly nước. Vài ngày sau, lá sả sẽ bật lên, bạn cũng sẽ có một bụi sả trong nhà để giúp xua muỗi.

Đốt vỏ quýt, cam

Dùng nguyên liệu tự nhiên để đảm bảo sức khỏe
Dùng nguyên liệu tự nhiên để đảm bảo sức khỏe

Mỗi lần ăn xong quýt, bạn nên giữ vỏ lại và đem phơi thật khô. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần đốt cháy vỏ quít khô cho khói lan khắp phòng là được. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng bã lá trà hoặc vỏ cam thay thế vì hiệu quả tương tự như vỏ quýt.

Bôi dung dịch vitamin B1 lên da

Muỗi cũng rất sợ mùi thuốc B1
Muỗi cũng rất sợ mùi thuốc B1

Vitamin B1 phát ra một loại mùi đặc biệt không có ảnh hưởng đến con người nhưng lại làm muỗi sợ hãi không dám đến gần.

Bạn có thể đặt viên B1 vào một chén nước nhỏ, chờ thuốc tan lấy bông dấp nước lau lên người bé. Trong vòng 2 ngày, muỗi sẽ tránh xa các bé nhà bạn.

Nhỏ vài giọt dầu gió lên nhang muỗi

Nhỏ vài giọt dầu gió để tăng hiệu quả hơn
Nhỏ vài giọt dầu gió để tăng hiệu quả hơn

Trước khi đốt nhang muỗi, bạn nên nhỏ vài giọt dầu gió lên vòng nhang. Cách này không chỉ giúp phòng ngủ không bị nồng nặc mùi nhang mà còn rất hiệu quả trong việc đuổi muỗi tránh xa.

Dùng chai nước đường

Bạn có thể đun nước đường để thu hút muỗi
Bạn có thể đun nước đường để thu hút muỗi

Muỗi rất thích mùi ngọt. Chỉ cần bạn dùng chai cho nước đường vào rồi đặt chai nằm ngang ở một góc nhà.

Khi muối bay vào chai sẽ bị nước đường giữ chặt, không thể thoát ra ngoài mà chết. Phòng ngủ có chai nước đường đảm bảo sẽ thu hút được rất nhiều muỗi.

Đặt tỏi giã nát ở cửa

Dùng tỏi đuổi muỗi cũng là cách làm đơn giản dễ làm
Dùng tỏi đuổi muỗi cũng là cách làm đơn giản dễ làm

Đem tỏi giã nát đặt ở cửa phòng hoặc nơi muỗi hay bay ngang qua, đảm bảo sẽ thoát khỏi sự quấy rầy của loài côn trùng đáng ghét này vì muỗi rất ghét mùi tỏi.

Nếu như bé nhà bạn bị muỗi chích, cần lưu ý những điều sau đây:

– Có thể dùng gừng tươi bôi lên chỗ cắn của bé để giảm ngứa và chóng lành.

– Sữa mẹ cũng có công dụng chữa thương giúp vết muỗi chích trên tay bé nhanh lành.

– Mẹ cần lưu ý không cho bé gãi vết muỗi cắn. Cơ thể bé yếu hơn chúng ta rất nhiều, gãi sẽ khiến vết chích bị trầy xước và nhiễm trùng.

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời