Thoái hóa cột sống, đau lưng ngồi không nổi, chỉ cần đắp thứ này thì sẽ hết đau ngay
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, ngoài chăm chỉ massage cho tăng lưu thông máu, bạn có thể thử áp dụng bài thuốc đơn giản sau từ chính ngải cứu vườn nhà nhé.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp chúng mọc quanh năm ở vườn nhà của bạn nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6. Sau đó, rửa sạch và phơi khô trong râm mát.
Sauk hi phơi khô, bạn có thể tán nhỏ. Có thể rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết… Vì có mùi thơm, vị đắng, tính ấm nên ngải cứu đi vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thống, cầm máu, giảm đau…
Ngoài ra, ngải cứu cũng là liều thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ cực đơn giản và hiệu quả.
Chườm ngải cứu + đậu đen + gừng tươi + rượu trắng
Để áp dụng bài thuốc này, bạn chuẩn bị 1 củ gừng già; 1 nắm ngải cứu, hạt đậu đen, rượụ nhất 70 độ.
Sau đó, thái mỏng gừng đem ngâm với rượu khoảng 1 tuần trước đó.
Lúc này cắt ngải cứu cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô và mang đi sao vàng cùng đậu đen.
Ngải cứu và đậu đen mỗi thứ 1 nắm tay được đựng trong bọc vải. Lấy khoảng 1 chén rượu + bã gừng đổ chung vào bọc vải. Túm chặt bọc vải, chà xát dọc theo đốt sống lên xuống 15 – 20 lượt/ngày. Làm như vậy trong 10 ngày là có kết quả.
Uống nước ngải cứu + mật ong
Lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong vắt lấy nước uống mỗi trưa, chiều.
Bạn nên uống hỗn hợp nước này liên tục trong 1-2 tuần để có kết quả.
Uống ngải cứu + chanh, bưởi
Sử dụng 2 trái bưởi lấy vỏ, 1kg chanh bỏ hột phơi thật khô, 200g thuốc cứu khô.
Ba hỗn hợp trên đem sao vàng khử thổ (đổ xuống đất chờ nguội), rồi ngâm với 2 lít rượu đế và 200g đường phèn.
Mỗi ngày bạn nên uống 1 ly nhỏ để có hiệu quả chữa bệnh.
Đau lưng dai dẳng hoài không hết – Làm ngay phương pháp này sẽ khỏi ngay tức khắc
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Đậu đen.
Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.